Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Đồng hồ nữ và đại sứ thương hiệu

Một nghiên cứu cho thấy ngưòi mua các xa xỉ phẩm như dong ho nu  đeo tay chẳng hạn thường dễ bị tác động bởi các ngôi sao đại diện cho sản phẩm. Thấu hiểu tâm lý này, một số hãng đồng hồ đã tận dụng tầm ảnh hưởng của các ngôi sao nổi tiếng để…

Có người gọi đó là sức mạnh của các ngôi sao nhưng cũng có ngưòi coi nó như một căn bệnh loạn trí, tuy vậy không ai có thể phủ nhận một thực tế rằng con người thường thần tượng hóa các ngôi sao và khát khao kết thân với họ bằng mọi cách có thể. Điều đó lý giải tại sao không chỉ ngành dong ho nu mà các thương hiệu thuộc nhiều loại hình kinh doanh khác nhau lại kiên trì theo đuổi chiến lược hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng để tiếp cận khách hàng.

  • Đại sứ thương hiệu là người phát ngôn và là hình ảnh cho thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông

Không nằm ngoài quy luật ấy, các hãng đồng hồ đã rất hào phóng khi đầu tư cho các vị đại sứ thương hiệu. Theo nghiên cứu, khách hàng của các sản phẩm có khả năng gây nên niềm mong muốn sở hữu như đồng hồ thưòng dễ bị tác động bởi các đại sứ thương hiệu hơn khách hàng của các dòng sản phẩm chức năng. Chính vì vậy, danh sách các đại sứ đồng hồ nổi tiếng như Cindy Crawford (đại diện cho Omega), Monica Bellucci (Cartier) hay Sienna Miller (Piaget Jewellery)… cứ dài ra mãi.
dong ho deo tay
Đại sứ thương hiệu của đồng hồ đeo tay Chopard – Siêu mẫu EVA HERZIGOVA
Có thể nói, đại sứ thương hiệu chính là ngưòi phát ngôn và là hình ảnh của thương hiệu trong các chiến dịch truyền thông. Vai trò của họ có ý nghĩa quyết định đến cái nhìn của mọi ngưòi về thương hiệu, tốt hơn hoặc đôi khi có thể xấu đi. Khó có thể kể hết các lợi ích mà đại sứ thương hiệu đem lại, nhưng quan trọng hơn cả là họ giúp mọi người biết đến và nhớ về thương hiệu. Hơn thế nữa, họ đem lại nét mới mẻ cho hình ảnh của thương hiệu, qua đó đóng vai trò như chất xúc tác cho thành công của thương hiệu.
Kết hợp hàng loạt tiêu chí các nhà chế tác dong ho nu chọn ra đại sứ thương hiệu phù hợp nhất.
Vậy một hãng đồng hồ đeo tay sẽ quyết định đại sứ thương hiệu cho mình như thế nào? Câu trả lời là: họ dựa vào đặc trưng của thương hiệu. Mỗi nhân vật đại diện đều có một tính cách riêng biệt. Điều quan trọng là hãng phải tìm ra ngưòi có nét cá tính hài hòa với hình ảnh của thương hiệu. Không dừng lại ở một khuôn mặt đẹp, anh ấy hoặc cô ấy phải là cá nhân có tài và giành được nhiều thành công trong lĩnh vực chuyên môn.

Tiếp đến, mọi người có thể sẽ đặt câu hỏi: thế đại sứ thương hiệu có cần phải phù hợp với khách hàng mục tiêu của hãng không? Họ thường là nguồn đề tài để tranh luận hay là người thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng? Liệu thương hiệu có bị ảnh hưởng bởi những phát ngôn trước đó của các vị đại diện hình ảnh? Với hàng loạt tiêu chí trên, các hãng chế tác sẽ tìm ra một đại sứ phù hợp nhất.
Để vượt lên những đối thủ khác, các hãng đồng hồ đeo tay thường khuyến khích đại sứ thương hiệu tham gia sâu hơn vào khâu sản xuất thay vì chỉ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong giai đoạn quảng bá. Họ tin rằng sáng kiến này sẽ tác động tích cực tới hiệu quả marketing và doanh thu bán hàng. Cindy Crawford — đại sứ lâu năm của Omega – không chỉ là một gương mặt đại diện, cô còn tham gia rất tích cực vào các sự kiện và thiết kế sản phẩm, trong đó, cô đã khéo léo dung hợp tính cách của bản thân để hoàn thiện sản phẩm.
omega dong ho deo tay nu cua  CINDY CRAWFORD
Cựu siêu mẫu nổi tiếng thế giới CINDY CRAWFORD là đại sứ lâu năm của thương hiệu Omega

  • Mặt hạn chế khi sử dụng chiến lược đại sứ thương hiệu

Bên cạnh mặt lợi ích, việc hợp tác với các đại sứ thương hiệu cũng tiềm ẩn một số hạn chế. Trước tiên, sự hợp tác này vô cùng tốn kém và phải duy trì trong một thồi gian dài. Hơn thế nữa, nếu đại sứ không phù hợp vói tính cách hoặc hình ảnh của hãng, toàn bộ nỗ lực sẽ trở thành vô nghĩa. Một vấn đề đáng ngại khác là hình ảnh của vị đại sứ sẽ được chú ý nhiều hơn sản phẩm mà họ quảng bá. Để tránh trường hợp này, các nhãn hiệu phải luôn nhấn mạnh giá trị cốt lõi của sản phẩm thông qua các chiến dịch marketing.
Một điểm đáng chú ý nữa là các hãng chế tác đồ trang sức cao cấp như Van Cleef & Arpels và Harry Winston không có đại sứ chính thức. Với sở thích trao kiệt tác của mình cho các gương mặt nổi tiếng trên khắp thế giói trong các dịp khác nhau, họ tránh ràng buộc vối riêng một đại sứ nào.
Khác với họ, Chopard lại sử dụng chiến lược kết hợp. Trong khi những chiếc đồng hồ danh giá của hãng vẫn thường xuyên xuất hiện bên những ngôi sao nổi tiếng như Scarlett Johansson, trong hơn một thập kỷ qua, hãng vẫn bền bỉ hợp tác với Liên hoan Phim Cannes để trao những món đồ trang sức và phụ kiện quý giá cho các ngôi saọ giúp họ tỏa sáng trên thảm đỏ. Tương tự là sự hợp tác giữa nhãn hiệu dong ho nu Jaeger-LeCoultre và Liên hoan Phim Venice hay Harry Winston và Liên hoan Phim Taormina. Ngoài ra, các hãng cũng đưa đại sứ của mình tham gia các sự kiện nhỏ như lễ khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm và lễ ra mắt bộ sưu tập mới.
về lâu dài, đại sứ thương hiệu phù hợp nhất phải là ngưòi có phát ngôn và hành động tác động tích cực tới việc xây dựng giá trị thương hiệu cho hãng.
(hiengt sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét